Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

PHIÊN TRỰC NGÀY 29/03/2008




TỔNG QUAN VỀ SHOCK GIẢM THỂ TÍCH MÁU Ở NGƯỜI LỚN

TÓM TẮT

Shock giảm thể tích máu là bệnh cảnh thường gặp trên CT ở các nạn nhân bị chấn thương nặng. Ct bụng chậu sớm có thể thấy bất thường lan toả do giảm thể tích máu có thể cảnh báo cho bác sĩ X quang có shock giảm thể tích máu. Trong bào này, chúng tôi trình bày các dấu hiệu hình ảnh của shock giảm thể tích máu thấy trên CT bụng. Mô tả nhóm các dấu hiệu CT mạch máu và tạng. Dấu hiệu mạch máu gồm giảm đường kính tỉnh mạch chủ dưới, giảm đường kính động mạch chủ và tăng quang mạch máu bất thường. Bất thường tạng rỗng gồm tăng quang niêm mạc lan toả ở ruột non và đại tràng, dày thành ruột non lan toả và dãn ruột non. Bất thường tạng đặc gồm giảm tăng quang và tăng tăng quang cơ quan đích.

MỞ ĐẦU

Vào năm 1987, Taylor và cs. đã mô tả dầu hiệu CT giảm tưới máu ở ba trẻ em shock giảm thể tích máu. Các dầu hiệu CT gồm dãn ruột lan toả kèm dịch, tăng quang bất thường thành ruột, mạc treo, thận và tụy; giảm khẩu kính động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới; và dịch ổ bụng từ lượng trung bình đến nhiều. Các dấu hiệu khác gồm tăng quang mạnh tuyến thượng thận và tụy, tăng quang mạnh bất thường và giảm khẩu kính động - tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tăng quang niệu quản kéo dài, giảm tăng quang tuỵ. Mới đây, Ryan và cs. đã xem xét 498 bệnh nhân, trong đó có 27 bệnh nhân có một nhóm các dấu hiệu của phức hợp shock giảm thể tích máu.

Từ tháng 1/1996 đến tháng 6/2000, tất cả các CT bụng cấp cứu sau chấn thương ở trung tâm chấn thương cấp 1 đã được xem xét lại. Hai tác giả có kiến thức đọc CT bụng và chậu chấn thương đã xem lại các hình ảnh CT. Họ đã đo đậm độ và khẩu kính các mạch máu bằng máy cũng như xem xét các tạng đặc và rỗng và tụ dịch. Các dấu hiệu khác cũng được thu thập gồm sữ hiện diện của dịch trong và ngoài phúc mạc và đo đậm độ.

Phức hợp shock giảm thể tích máu được chẩn đoán dựa vào sự hiện diện của hai hoặc hơn các tiêu chuẩn về mạch máu và tạng. Các hình ảnh sau đâu trình bày một bài tổng quan về các dấu hiệu CT trong nghiên cứu đoàn hệ này.

CÁC BIỂU HIỆN MẠCH MÁU CỦA SHOCK GIẢM THỂ TÍCH MÁU

Xẹp tĩnh mạch chủ dưới (IVC)

Các dấu hiệu CT của giảm thể tích máu gồm giảm khẩu kính IVC ở nhiều mức, xác định bằng đường kính trước sau ở ba mức. Đó là ICV trong gan, ngang mức động mạch thận và dưới mức động mạch thận 2cm (H1-5). tác động này là do giảm thể tích máu tuần hoàn và vì vậy gây giảm dòng tĩnh mạch trở về ở bệnh nhân giảm tưới máu toàn thể.

Figure 1

Hình 1: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 34 tuổi bị tai nạn giao thông. Thấy một số đặc điểm của phức hợp shock giảm thể tích máu gồm xẹp tĩnh mạch chủ dưới (mũi tên trắng), đường kính mạch máu thận nhỏ và hẹp khẩu kinh động mạch chủ (0.7cm). Có tăng quang và dày thành ruột lan toả (mũi tên đen). Cũng thấy tăng quang vỏ thận mạnh.

Figure 2

Hình 2: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 25 tuổi. Thấy tăng đậm độ nhu mô tụy (so với gan và lách). Tăng tăng quang nhu mô thận rõ cũng như khẩu kính IVC nhỏ.

Figure 3

Hình 3: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 45 tuổi bị tai nạn giao thông. Thấy tăng quang thành mạnh ở niêm mạc ruột non phù hợp với shock ruột (mũi tên)

Figure 4

Hình 4: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 25 tuổi. Thấy hẹp khẩu kính tĩnh mạch chủ dưới (mũi tên đen). Có dập phổi hai bên. Dịch ổ bụng lượng nhiều.

Dấu Halo

Dấu halo là một vùng chu vi giảm đậm độ (<20HU) có thể là biểu hiện của dịch ngoại bào quanh tĩnh mạch chủ dưới bị xẹp (Hình 5)

Figure 5

Hình 5: Hình CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 36 tuổi. Dấu halo (mũi tên) và máu tụ trong gan rõ rệt.

Dấu hiệu này thường thấy ở mức tương ứng với phần trên của gan , dưới chỗ hợp lưu của tĩnh mạch gan. Dấu hiệu halo không đặc hiệu trong phức hợp shock giảm thể tích máu. Các tác giả này cũng đã quan sát thấy dấu hiệu tương tự ở bệnh nhân có bệnh lý gan và xung huyết gan. Các báo cáo khác cũng đã thấy dấu hiệu tương tự quanh tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan đường mật, viêm gan và u có tắc dẫn lưu bạch huyết ở rốn gan.

Khẩu kính động mạch chủ nhỏ

Giảm khẩu kính động mạch chủ là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân giảm thể tích máu (Hình 1). Khẩu kính động mạch chủ nhỏ hơn 13mm ở mức trên và dưới 2 cm chỗ xuất phát động mạch thận là bất thường. Điều này được xem là do co thắt tiểu động mạch thông qua hệ thần kinh giao cảm và do giảm huyết áp.

Khẩu kính động mạch chủ nhỏ là dấu hiệu không đặc hiệu của giảm huyết áp, nó cũng thấy ở người bình thường. Giảm khẩu kính và tăng quang lòng mạch các mạch máu tạng trong ổ bụng khác cũng thường gặp ở bệnh nhân có phức hợp shock giảm thể tích máu (Hình 6).

Figure 6

Hình 6: Hình CT của cùng bệnh nhân ở hình 4. Ghi nhận tăng quang mạnh các động mạch trong gan. Giảm tưới máu cả gan và lách.

CÁC BIỂU HIỆN TẠNG CỦA GIẢM THỂ TÍCH MÁU

Tăng quang gan bất thuờng

Tăng quang gan thuờng không đồng nhất trong phức hợp shock giảm thể tích (Hình 7). Giảm tăng quang gan (nhỏ hơn lách 25HU) đuợc xem là đáng kể. Điều này có thể kèm theo tăng quang mạch máu trong gan với phù quanh mạch xung quanh (Hình 6). Dấu hiệu CT này ít gặp hơn các bất thuờng nhu mô đặc khác. Đọc phim có thể bị duơng tính giả ở bệnh nhân có thêm bệnh lý gan lan toả như gan nhiễm mỡ.

Figure 7

Hình 7: CT scan ở bệnh nhân nam 46 tuổi thấy một số đặc điểm của shock giảm thể tích máu. Khẩu kính mạch máu nhỏ, tăng đậm độ; tuyến thượng thận phải tăng đậm độ (mũi tên đen). Phù quanh tuỵ và giảm tuới máu lách. Thấy rõ lớp máu tụ ở khoang dưới hoành (mũi tên trắng).

Giảm tuới máu lách

Giá trị đậm độ thấp của lách trong shock giảm thể tích liên quan với giảm tưới máu nặng hơn là tổn thuơng động mạch lách hoặc nhu mô lách (hình 6-8). Dòng động mạch lách không có cơ chế tự điều hoà và thuờng nhạy hơn với kích thích giao cảm và vì vậy gây co mạch. Các nguyên nhân khác của giảm đâậ độ lách gồm tổn thuơng mạch máu, rách lách, vỡ, nhồi máu, thể tích và thời gian tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch không đúng.

Figure 8

Hình 8: CT bụng có cản quang ở bệnh nhân nam 43 tuổi thấy tăng quang thành túi mật, dịch ổ bụng và giảm tuới máu lách.

Phù quanh tụy

Phù quanh tụy đậm độ thấp (< 20HU) thấy ở bệnh nhân giảm thể tích máu (hình 9-12). Trong một số truờng hợp cũng có tụ dịch mạc treo và dịch sau phúc mạc khác. Tuy nhiên, dịch quanh tuỵ không đặc hiệu cho giảm thể tích máu và cũng thấy ở bệnh nhân viêm tụy cấp.

Figure 9

Hình 9: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 46 tuổi. Ghi nhận phù quanh tụy giảm đậm độ (<20HU) (mũi tên trắng). Cũng ghi nhận tăng quang mạnh thành túi mật (mũi tên đen), tăng quang mạnh tuyến thượng thận trái, khẩu kính động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ duới nhỏ cũng như dày và tăng quang thành ruột non lan toả.

Figure 10

Hình 10: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 25 tuổi. Thấy phù quanh tụy đậm độ thấp (mũi tên). Tổn thương tụy không ghi nhận khi mổ tử thi. Ghi nhận tăng quang mạnh tuyến thượng thận trái và xẹp IVC.

Figure 11

Hình 12: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 40 tuổi thấy phù quanh tụy đậm độ thấp (mũi tên), và xẹp IVC.

Figure 12

Hình 12: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 46 tuổi sau tai nạn giao thông. Ghi nhận phù quanh tụy giảm đậm độ (<20HU) (mũi tên trắng).

Tăng quang tuỵ bất thường

Giá trị đậm độ sau tiêm cao hơn bình thường (Cao hơn gan và lách 20HU) (Hình 2) và thấp hơn đo đậm độ tăng quang bình thường (nhỏ hơn tăng quang nhu mô gan 20HU). Mặc dầu có một số báo cáo chứng minh cả tăng và giảm tăng quang nhu mô tụy, chúng tôi thấy dấu hiệu này không đặc hiệu.

Tăng quang mạnh nhu mô thận

Thông thường, thận độ bất thường kéo dài thấy ở bệnh nhân giảm thể tích máu (hình 1 và 2). Tưới máu thận bất thường thường có biểu hiện là tăng tăng quang nhu mô thận, tuy nhiên cũng thâấ tăng quang khu trú. Giảm áp lực tâm thu gây co mạch mạnh tiểu động mạch đến của cầu thận làm tăng gánh lọc cầu thận, dẫn đến ứ đọng ống thận và gây tái hấp thu muối và nước. Mặc dù được điều trị giảm huyết áp đúng cách, sự cấp máu và tưới máu thận có thể không phục hồi được. Tăng quang nhu mô thận phụ thuộc vào một số yếu tố gồm cung lượng tim, thời gian cắt lớp liên quan với việc tiêm thuốc cản quang, và vì vậy là dấu hiệu không đặc hiệu.

Tăng quang mạnh tuyến thượng thận

Tăng quang tuyến thượng thận được xác định khi giá trị đậm độ tương đương hoặc cao hơn tĩnh mạch chủ dưới (hình 7, 9, 10). Trong phần lớn các trưuòng hợp là đối xứng. Nguyên nhân của tăng quang mạnh tuyến thượng thận chưa biết, tuy nhiên, có lẽ là do đáp ứng giao cảm của shock giảm thể tích, song song với việc duy trì tưới máu tuyến thượng thận như là một cơ quan sống còn. Mặc dù hữu ích, tăng quang tuyến thượng thận không là duy nhất với phức hợp shock giảm thể tích. Các tác giả quan sát các dấu hiện này trong các trường hợp khác, chẳng hạn, sau bỏng nặng hoặc phẫu thuật.

Tăng quang niêm mạc túi mật

Tăng quang mạnh niêm mạc túi mật không có dày thành là dấu hiệu quan sát thấy trong phức hợp shock giảm thể tích (hình 8, 9) tuy nhiên, không đặc hiệu và là giá trị còn nghi ngờ.

Biểu hiện CT của shock ruột

Dấu hiệu thường gặp nhất của shock ruột gồm tăng quang mạnh niêm mạc ruột non (HU > cơ psoas) và dày thành ruột> 3mm (hình 3, 13 và 14). ít gặp hơn, có dãn ruột non (> 2.5cm) hoặc dịch đầy các quai ruột non (hình 15). Ruột non thường tổn thương lan toả trong khi ruột già ít bị tổn thương (hình 16). Thay thế thể tích nội mạch bị xẹp bằng thuốc cản quang cùng với tăng tính thấm thành ruột, dẫn đến thành ruột dày và tăng quang mạnh thành ruột do tưới máu bị chậm lại và rò rỉ thuốc cản quang vào mô kẽ. Sự tích tụ dịch khoang thứ ba và giảm tái hấp thu dịch gây dãn lòng ruột. Các thay đổi này có thể phục hồi được trong giai đoạn sớm của shock giảm thể tích máu.

Figure 13

Hình 13: CT bụng cản quang ở bệnh nhân 29 tuổi sau tai nạn giao thông. Có dày và tăng quang thành ruột non lan toa (mũi tên).

Figure 14

Hình 14: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 43 tuổi. Thấy dạng điển hình của shock ruột: Các quai ruột non dãn lấp đầy dịch với dày thành và tăng quang thành. Ghi nhận tương phản ruột không rõ ở các quai ruột này (mũi tên).

Figure 15

Hình 15: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nữ 43 tuổi. Thấy shock ruột. Mũi tên nhấn mạnh niêm mạc ruột non tăng quang mạnh.

Figure 16

Hình 16: CT bụng cản quang ở bệnh nhân nam 45 tuổi sau tai nạn giao thông với biểu hiện điển hình của shock ruột: Các quai ruột non dãn lấp đầy dịch với dày thành và tăng quang thành. Ghi nhận đại tràng cũng bị tổn thương (mũi tên).

Sự hiện diện của dày và tăng quang thành ruột khu trú kèm dịch tự do là các dấu chỉ điểm gợi ý cao thủng ruột và viêm phúc mạc. Các dấu hiện này không được quy cho phức hợp shock giảm thể tích cho đến khi loại trừ được các nguyên nhân khác.

KẾT LUẬN

Trong bệnh cảnh chấn thương bụng, CT bụng và chậu sớm có thể thấy các bất thường lan toả phản ảnh sự hiện diện của shock giảm thể tích. Trong các trường hợp này, các dấu hiệu CT liên quan với giảm thể tích máu và không phải các tổn thương cấu trúc các tạng liên quan. Vì vậy, đòi hỏi điều trị hỗ trợ hơn là phẫu thuật.

Nguồn: Chỗ ni nè!

A pictorial review of hypovolaemic shock in adults

A M TARRANT, MSc, FFR, RCSI1, M F RYAN, FFR, RCSI1, P A HAMILTON, MD2 and O BENJAMINOV, MD2

1 Department of Radiology, Cork University Hospital, Wilton, Cork, Ireland, 2 Medical Imaging, Sunnybrook and Women's College Health Sciences Centre, University of Toronto, Ontario, Canada

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2008

Bao nhiêu...?

Bao nhiêu nắng để làm khô 1 dòng sông?

Bao nhiêu mưa để cuốn trôi 1 sa mạc?

Bao nhiêu đêm để giết chết 1 nỗi nhớ?

Bao nhiêu cái hôn để đong đầy 1 tình yêu?

Bao nhiêu cái nắm tay để xóa bỏ khoảng cách?

Bao nhiêu cái ôm để thấy ta trưởng thành?

Bao nhiêu lời nói mới làm anh hiểu em?

Bao nhiêu nước mắt để được tha thứ?

Bao nhiêu nụ cười để làm vơi khắc khoải?

Bao nhiêu im lặng để biết ta là của nhau?

Bao nhiêu chờ đợi để đổi lấy 1 lời yêu chân thành...."..



st.

Handsdung

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008

TUA TRỰC CN 23/03/2008

CAS: TÚI THỪA BÀNG QUANG

BN nam 60 tuổi, đau âm ỉ bụng trên 4 tháng. Mệt mỏi toàn thân. Có 1 đợt tiểu máu đại thể trong 2 tháng qua. Khám thực thể bình thường, có tái nhợt da niêm. Sờ thấy 1 khối không căng ở vùng lưng (P). XN sinh hoá bình thừơng. XN nước tiểu 8-10 hồng cầu/ vi trừơng, không thấy tế bào ác tính. XQ bụng, SA, MSCT không cản quang. XQ bụng (H1A) thấy 2 đám mờ hình bầu dục lớn, một đám mờ chồng lên xương chậu (P) và đám còn lại nằm ở vùng chậu (T).

Full Size Image

H1: (A) 2 đám mờ hình bầu dục lớn, một đám mờ chồng lên xương chậu (P) và nằm ở vùng chậu (T). (B,C) MSCT không cản quang cắt ngang túi thừa (B) và sỏi bàng quang (C). (D,E) hình tái tạo MPR ở mặt phẳng coronal chéo (D) thấy sỏi và túi thừa bàng quang. Hình tái tạo sagittal (E) thấy cổ túi thừa bàng quang (mũi tên) và sỏi bên trong. (F) XQ bụng thay đổi tư thế thấy sỏi di chuyển.

Chẩn đoán: SA bụng ( không đưa ra) thấy bàng quang căng đẩy lệch về phía bên (P) đến bờ dứơi gan với tổn thương lớn có phản âm trong lòng gợi ý sỏi bàng quang. 1 túi thừa lớn chứa viên sỏi lớn thấy ở thành bàng quang vùng chậu (T). SA cũng thấy tiền liệt tuyến lớn # 56g. MSCT không cản quang kết hợp với các dấu hiệu SA và thấy một túi thừa miệng hẹp ở thành (T) bàng quang chứa sỏi KT #5.5x4.1cm (930 HU) (H1B-E). 1 sỏi bàng quang KT #2.5x4.7cm (H1B-E). Đo thể tích bàng quang trên CT >1500ml và thể tích túi thừa 1000ml. Thay đổi vị trí sỏi sau khi chụp lại XQ (H1F). Dựa vào LS và HA, chẩn đoán là tắc ở cổ bàng quang do lớn tiền liệt tuyến. Người ta chứng minh rằng điều này hình thành túi thừa kèm hình thành sỏi trong bàng quang và trong túi thừa. Không soi bàng quang vì MSCT đã đủ để thấy sỏi và túi thừa. BN đã đựơc mở bàng quang lấy sỏi và cắt túi thừa. BN ổn định 2 tháng sau phẩu thuật.

BÀN LUẬN:

Túi thừa bàng quang là một thoát vị biểu mô niệu (urothelium) giữa những sợi cơ đan xen của thành bàng quang, thừơng do tắc nghẽn cổ bàng quang mãn tính. Túi thừa bàng quang lớn ít gặp trên LS và thường không đựơc báo cáo trong y văn. Một trường hợp đã được báo cáo trong y văn Nhật. Nguyên nhân của các túi thừa lớn gồm bẩm sinh, bàng quang thần kinh, và tắc nghẽn lỗ ra bàng quang do phì đại tiền liệt tuyến hoặc chít hẹp niệu đạo. Túi thừa bàng quang lớn do adenoma tiền liệt tuyến mà không có bất kỳ triệu chứng nào cũng đã được báo cáo. Các biến chứng khác nhau liên quan với túi thừa bàng quang là nhiễm trùng đường tiểu dai dẳng/ tái phát, sỏi, tắc nghẽn niệu quản và hình thành carcinoma. Nó có thể biểu hiện là một khối lớn trong ổ bụng hoặc ứ đọng nứơc tiểu cấp. Có thể giống nang buồng trứng ở phụ nữ. Sỏi lớn trong túi thừa bàng quang là một tình trạng ít gặp và chỉ có vài ca được báo cáo trong y văn. Ứ đọng nước tiểu mạn tính và hẹp ơổ túi thừa dẫn đến hình thành sỏi và nhiễm trùng. UIV và chụp bàng quang niệu đạo lúc mót tiểu (micturating cystourethrography - MCU) là một khảo sát quan trọng nhất trong đánh giá ban đầu ở BN có túi thừa bàng quang. MCU là kỹ thuật hình ảnh nhạy nhất để phát hiện túi thừa bàng quang, nhưng là kỹ thuật xâm lấn. UIV có độ chính xác #40% trong chẩn đoán túi thừa bàng quang. Các phương pháp chẩn đoán khác gồm SA, CT và MRI. Với tiến bộ của MSCT- urography và MSCT- cystography hiện nay thường được sử dụng hơn để đánh giá đừơng niệu, người ta đã chuyển kỹ thuật UIV thành MSCT- urography để đánh giá đường niệu. Mặc dù soi bàng quang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán túi thừa bàng quang và các biến chứng kèm theo, nhiều khi người ta không thể đẩy được đầu soi qua lỗ hẹp túi thừa. Sau khi đánh giá bước đầu bằng UIV hoặc MCU, MSCT giúp mô tả tốt hơn bệnh lý và giúp lập kế hoạch phẫu thuật. MSCT cũng cho phép thu thập dữ liệu 3D, có khả năng tái tạo lại bất kỳ mặt phẳng nào, chỉ ra chính xác mối tương quan của túi thừa với bàng quang và cho thấy rõ cổ túi thừa. Đôi khi, túi thừa có thể không bị lấp đầy thuốc cản quang trong UIV, MCU, hoặc CT vì cổ túi thừa có thể bị viêm hoặc tắc. Trong các trường hợp này tương quan chính xác của cổ túi thừa và thành bàng quang có thể thấy tốt hơn trên MRI. Vì vậy MRI giúp giải quyết những trường hợp khó này vì khả năng tạo ảnh nhiều mặt cắt và độ tương phản mô tuyệt vời. Phẩu thuật cắt túi thừa là điều trị chọn lựa cùng với điều trị nguyên nhân gây tắc lỗ ra bàng quang.

Bài gốc ở chỗ ni

Theo bạn bài ni như thế nào?




quá hay

4


bình thường thôi

0


dở quá, cần săn sóc kỹ hơn

0





Sign in to vote

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

ĐAU THEO RỄ SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG

Bệnh nhân nữ đã mổ cắt đĩa đệm trước đó, hiện đau theo rễ hai chi dưới.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

* MR:

- trượt trước độ I L5/S1

- khuyết eo L5 hai bên

- không thấy đĩa đệm trong khoảng gian đốt L5/S1

- tổn thương tròn (mũi tên vàng) phía sau L5 cạnh phải đường giữa với tín hiệu rất thấp trên mọi chuỗi xung

- trên hình axial, tổn thương này chèn ép bao màng cứng, gây hẹp hoàn toàn ngách bên bên (P), chèn ép rễ thần kinh S1(P)

- trên hình sagittal, một cấu trúc hình tam giác (mũi tên trắng) nằm ngay phía trên tổn thương tròn nêu trên, đồng tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên STIR

* Trên CT scan, tổn thương tròn sau L5 được xác định là có tỉ trọng của khí

* MR có gado (không đưa hình): Cấu trúc hình tam giác ở mũi tên trắng bắt thuốc tương phản đồng nhất

* Chẩn đoán: Bọt khí nitơ (mũi tên vàng) ngoài màng cứng gây hiệu ứng choán chỗ nặng trên bao màng cứng và chèn ép rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm (extruded disc) nằm phía trên bọt khí.

Discussion

The intervertebral disc consists of the nucleus pulposus surrounded by the annulus fibrosis. The nucleus pulposus is located near the posterior end of the disc. With increasing age, the nucleus pulposus is replaced by fibrocartilage. Fissures start developing in the annulus which is anchored to the anterior and posterior longitudinal ligaments. Negative pressure exists within the cracks. This results in nitrogen gas coming out of solution with subsequent deposition in the intervertebral disc. This is referred to as vacuum phenomenon.

Vacuum phenomenon is just one of the entities related to spine degenerative changes. The pathophysiology of the degeneration revolves around water loss in the disc and decreased resilience of the disc tissues leading to disc height loss. A combination of degenerative changes allow the disc to bulge and then herniate. However, it is important to note that discs can herniate without significant degenerative disease. Other characteristics of degeneration include endplate destruction and osteophyte formation.

Initial management is usually conservative. Physical therapy, NSAIDS and spinal injections are used. If conservative treatment fails, surgery is a consideration.

Degenerative changes or degenerative changes accompanied by disc herniation can contribute to back pain and radiculopathy via various mechanisms. Degeneration can lead to spinal stenosis, nerve root compression, spondylolisthesis and retrolisthesis.

Low back pain due to degenerative disc disease affects men and women equally. Low back pain related to degenerative disc disease usually affects middle-age person. The typical peak is around 40 year of age.

Radiologic Overview:

MR is the study of choice to evaluate degenerative disc disease. Typically, sagittal T1 weighted, T2 weighted and STIR sequences are obtained. Axial T1 and T2 images are also obtained.

The foramen are assessed for bony constriction while making sure that the exiting nerve and adjacent fat is delineated on both axial and sagittal images. The central canal is evaluated for bony osteophytes contributing to stenosis. Spinal cord compression is usually readily identified. Disc height and desiccation is best evaluated on sagittal images. Alignment of the lumbar vertebral bodies is best evaluated on sagittal imaging. Annular tears will appear as bright spots on fluid sensitive sequences.

Herniation is localized displacement of disc material beyond the intervertebral disc space. Certain terminology is applied when describing disc related findings. On axial imaging, focal protrusion is used when there is displacement of less than 25% of the disc diameter. The term broad based is used when 25 to 50 % of the diameter is involved. If more than 50% of the diameter is involved, then the term diffuse bulge is used.

If the protruding disc material is inferiorly or superiorly displaced, then the term extrusion is used. If the disc material that is displaced is not in continuity with the parent disc, then the term sequestered disc fragment is used. Administration of contrast is important if there is a history of surgery to distinguish between scar and disc. Impingement by displaced disc on the thecal sac or the nerve roots is readily visualized using MR.

The bone marrow signal is usually evaluated using sagittal images. Endplate degenerative changes can be identified. Changes that are hypo intense on T1 and hyper intense on T2 are classified as Type 1. Type 2 changes are bright on T1 and T2. Type 1 changes are associated with subacute inflammatory changes while T2 changes are related to yellow marrow. Type 3 changes are hypo intense on T1 and T2. This is representative of sclerotic changes.

When myelogram is used, it is usually combined with CT. Given its invasive nature, this procedure it typically reserved for when MR and CT are unable to answer a question or when MR is contraindicated in a patient. Myelogram-CT is relied upon in cases where fine evaluation of uncovertebral joint disease in relation to nerve roots is warranted (typically the cervical spine). It also is helpful in spinal cord compression. Essentially, bony detail in degenerative disease is better evaluated using this procedure.

A conventional CT can be handy to evaluate bony detail of the spinal column. However, the degree of compression on the thecal sac and nerve roots by extradural bony lesions is better appreciated using MR or CT-myelogram. The spinal cord and soft tissues are better evaluated on MR.

Plain film radiography can be used to identify bony foraminal narrowing, intervertebral disc space narrowing, vacuum disc, osteophyte formation, and alignment. Plain films do not offer the same sensitivity offered by cross sectional imaging.

Key points:

  • The intervertebral disc is composed of the nucleus pulposus surrounded by the annulus fibrosus.
  • Vacuum disc phenomena is one of the findings associated with degenerative disc disease.
  • Fissuring in the annulus creates spaces that become filled with nitrogen resulting in vacuum disc phenomena.
  • Degenerative changes of the disc may lead to bulging and herniation.
  • Degenerative changes along with disc herniation can cause spinal stenosis and nerve root compression.
  • MRI of the lumbar spine is the modality of choice to evaluate for degenerative disc disease
  • MRI helps evaluate for foraminal stenosis, central canal stenosis, spinal cord compression and nerve root compression
  • Contrast administration is important to distinguish between post surgical scar and displaced disc.
  • CT and/or CT myelogram can be used to evaluate patients in whom MRI is contraindicated.
  • 90% of disc herniations are at L4-L5 or L5-S1
  • Disc herniations are almost always confined to an extradural location
  • Other considerations for an extradural spinal lesion include among others lymphoma, metastasis and neurofibroma.

References:

1. Grossman, R. Neuroradiology: The Requisites. Ch 16, Anatomy and Degenerative Diseases of the Spine.

2. Patel, R. Lumbar Degenerative Disc Disease. www.emedicine.com.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2008

?????????????????????

1 tuần nay chẳng vào net được do máy tính bị hư, hôm nay vào lai thì......không vào nhà được...ặc...ai khóa Blog vậy ta??? chắc là đại sư tỷ rồi.....hic.....

Handsdung !!!

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2008

Lịch đọc film 02 March 2008 tại BV CHỢ RẪY

LỊCH ĐỌC FILM THÁNG 03-2008
(Tại BV CHỢ RẪY)
MonTueWedThuFri
34567
MorHưng - Linh - PhươngHưng - Linh - PhươngPhương - HuyênHưng - LinhLinh - Phương
AftHuyên - NhãHuyên - NhãPhương - HuyênHưng - LinhLinh - Phương
1011121314
MorHưng - Linh - PhươngHưng - Linh - PhươngHưng - LinhPhương - HuyênHuyên - Nhã
AftHuyên - NhãHuyên - NhãHưng - LinhPhương - HuyênHuyên - Nhã
1718192021
MorHưng - Huyên - NhãLinh - Huyên - NhãLinh - PhươngHưng - NhãHưng - Nhã
AftHưng - PhươngLinh - PhươngLinh - PhươngHưng - NhãHưng - Nhã
2425262728
MorPhương - Huyên - NhãHưng - Huyên - NhãPhương - NhãLinh - PhươngHưng - Huyên
AftHưng - PhươngHưng - LinhLinh - NhãLinh - PhươngPhương - Nhã
Các bạn có ý kiến thì Thứ 2 trao đổi nhé!Hồng Linh